Hội An nhỏ thôi nhưng vẫn đủ để níu chân những tín đồ mê xê dịch bằng những công trình đặc sắc, những góc nhỏ xinh xinh và nét nghệ thuật của mình. Vậy nên, bên cạnh những địa danh, danh thắng đã quá nổi tiếng như Phố Cổ, thì Hội An còn sở hữu vô vàn những địa điểm check-in dành riêng cho các bạn đây. Để chúng tôi giới thiệu cho bạn nhé!
MỤC LỤC
BIỂN CỬA ĐẠI
Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về phía Đông theo đường 608 nối dài, đây là bãi biển đẹp nhất ở Quảng Nam với những bãi cát dài xa tít, những ngọn sóng xô nhẹ cuốn mọi thứ ra xa trong nắng chiều óng ả, một vẻ đẹp đến mê hồn. Cửa Đại nổi bật bởi những khu nhà lộng lẫy, những khu resort mới xây tiện nghi và hiện đại, bao quanh là những khóm hoa rực rỡ sắc màu và toả hương thơm ngát.
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
Nằm cách thành phố Đà Nẵng tầm gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn hiện ra với một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa cùng kiến trúc vô cùng độc đáo. Bị quên lãng trong một thời gian dài lên đến hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 nơi đây mới được phát hiện và vào năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Nếu bạn là du khách thích khám phá và tìm hiểu nền văn hóa cổ xưa thì đây là một địa điểm đáng để bạn khám phá.
SÔNG HOÀI
Từ đầu Chùa Cầu, bạn hãy thả bộ dọc theo hai bên bờ sông Hoài, và bắt đầu “tác nghiệp” ngay thôi! Những dãy nhà mái ngói “đậm chất Hội” nơi đây xếp san sát nhau hai bên bờ, những bãi thuyền neo bến vừa hoài cổ vừa lãng mạn.
Bạn có thể lựa chọn ngắm sông Hoài vào buổi sáng hoặc buổi tối đều được. Ánh nắng sẽ khiến cho cảnh quan ở đây mang màu hoài cổ và đằm thắm, rất thích hợp với những bạn mê mẩn chụp ảnh đường phố. Nếu chụp ảnh bờ sông Hoài vào buổi tối, bạn sẽ có được ngay những shoot ảnh rực rỡ với không gian tấp nập. Bạn cũng có thể trải nghiệm đi thuyền trên sông, thả hoa đăng cầu may mắn. Ánh sáng rực lên từ những ngọn đèn trôi trên dòng nước, kết hợp với ánh đèn lồng phản chiếu xuống sông Hoài sẽ cho bạn những bức ảnh check-in Hội An trên cả tuyệt vời.
NHỮNG NGÔI NHÀ HOA GIẤY
Nếu bạn đang tự hỏi Hội An có gì đẹp thì hãy ghé thăm những ngôi nhà với mái ngói rêu phong phủ đầy hoa giấy, không kiêu sa, không sang trọng, không lộng lẫy nhưng hiếm có nơi nào có những ngôi nhà xinh xắn phủ hoa như ở Hội An. Lang thang phố Hội, bạn sẽ thấy chúng dễ thương và đáng yêu đến mức nào.
Hội An quá đỗi yên bình để làm dịu mát tâm hồn con người. Vào khung ảnh, tạo dáng và… chụp! Bạn sẽ có ngay một bức ảnh check-in đậm chất “vintage” với nền tường vàng điểm xuyết những cành hoa giấy
CHỢ HỘI AN
Khác với sự yên bình, tĩnh lặng nơi trung tâm phố cổ. Chợ Hội An nằm đối diện bên bờ sông từ đảo Cẩm Nam, là “thiên đường ẩm thực” thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế. Đến với chợ Hội An bạn ngoài check-in sống ảo, bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản Hội An như: cao lầu, bánh mì Hội An, cơm gà… ngon quên lối về nhé!
CỔNG CHÙA BÀ MỤ
Chùa Bà Mụ nằm ngay chợ Hội An, đã tồn tại khá lâu, chùa thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chùa có view nhìn thẳng ra sông Hội An rất đẹp và thanh bình. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1626 và được trùng tu lại vào những năm 1848. Đăc biệt năm 1922 di tích được trùng tu lớn và định hình với quy mô hoành tráng.
Cùng với hai di tích khác ở Hội An là Chùa Cầu và Hội quán Triều Châu, chùa Bà Mụ từng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là một công trình kiến trúc đẹp của Quảng Nam.
CHÙA CẦU
Chùa Cầu là biểu tượng của phố cổ Hội An xinh đẹp, trầm mặc. Địa điểm này còn được xuất hiện trên tờ tiền polymer 20 ngàn đồng của Việt Nam. Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu phố cổ Hội An. Chùa được xây dựng bởi các thương nhân Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17.
Cây cầu được thiết theo kiểu mái vòm độc đáo, những họa tiết trang trí trên cầu thể hiện sự giao hòa giữa nhét kiến trúc Việt, Nhật, Hoa và cả kiến trúc phương Tây. Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá Chùa Cầu là vào mùa thu, khi lễ hội đèn lồng và lễ hội hoa đăng tỏa ánh sáng lung linh khắp chùa.
Chùa Cầu là địa điểm check in Hội An có thể nói là nổi tiếng nhất trong tất cả các điểm du lịch tại Hội An. Hầu như mỗi khi đến Hội An du khách thường tìm đến đây để check in và chiêm ngưỡng nét cổ kính.
RỪNG DỪA BẢY MẪU
Rừng dừa Bảy Mẫu được mệnh danh là vùng sông nước miền Tây thu nhỏ. Với những rừng dừa xanh tươi mọc 2 bên bờ sông thơ mộng. Rừng dừa Bảy Mẫu là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình với thiên nhiên trong lành. Đây cũng là địa điểm check in được rất nhiều du khách yêu thích bởi vẻ mộc mạc tự nhiên của miền sông nước.
HỘI QUÁN PHÚC KIẾN
Hội quán Phúc Kiến là một địa điểm thăm quan du lịch tại Hội An và được khởi công xây dựng vào năm 1679. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của đồng bào Hoa Kiều, ngày nay, Hội quán Phúc Kiến ngày càng trở nên khang trang, lộng lẫy hơn góp phần làm đẹp thêm diện mạo kiến trúc đô thị phố cổ Hội An. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh những công trình kiến trúc được chạm trổ vô cùng tinh xảo trong một không gian kiến trúc nghệ thuật Trung Hoa độc đáo.
BÃI BIỂN AN BÀNG
An Bàng là một trong 25 bãi biển đẹp nhất thế giới được các tạp chí lớn về du lịch bình chọn. Nước biển xanh trong, nắng nhẹ, cát vàng mịn đã tạo nên một An Bàng say đắm lòng người. Bãi biển An Bàng chỉ cách trung tâm phố cổ 3km thôi nên thăm thú Hội An thì đừng bỏ qua bãi biển siêu đẹp này nhé.
CÀ PHÊ SÂN THƯỢNG – FAIFO COFFEE
Quán nằm lẫn trong dãy nhà cổ trên đường Trần Phú, được lòng du khách nhờ không gian tầng thượng khoáng đạt cùng bảng hiệu bắt mắt bên ngoài. Quán có nhiều không gian cho khách lựa chọn nhưng thu hút nhất vẫn là tầng trên cùng. Để lên đây, bạn sẽ len lỏi qua chiếc cầu thang nhỏ hẹp luôn đông người. Tại khoảng sân nhỏ kê nhiều bàn ghế gỗ, một Hội An cổ kính, thâm trầm với lớp ngói cũ nhuốm màu thời gian sẽ hiện ra trước mắt bạn.
NHÀ CỔ TẤN KÝ
Nơi này vốn là nhà của gia đình Tấn Ký họ Lê sinh sống 7 đời. Từ ngoài nhìn vào, du khách sẽ thấy ngôi nhà phủ màu rêu phong theo năm tháng. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn. Mặt sau nhà nhìn ra bờ sông để thuận tiện cho việc nhập hàng hoá.
Nhà cổ Tấn Ký là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa với Việt Nam, được thiết kế theo kiến trúc “chồng rường giã thủ” gồm có 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân, cùng với 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng cho ngũ hành, mang tới sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.